Uống cafe nhiều có bị nghiện không

Uống cafe nhiều có bị nghiện không

Cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng tác hại của việc uống quá nhiều cà phê là sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đập nhanh… Thậm chí bạn còn  nguy cơ bị đau dạ dày! Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 400mg caffeine mỗi ngày mới tốt cho sức khỏe.
Cafe là một thức uống rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Có lẽ không có 1 chất kích thích nào được sử dụng rộng rãi và hợp pháp trên toàn thế giới như cafe. Cafe được bán dưới nhiều dạng như dạng hạt, dạng bột hoặc thức uống ngay tại chỗ, trong siêu thị, nhà hàng hay quán cóc. Bạn có thể mua bất kỳ lúc nào và mua bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, một số thông tin gần đây lại cho biết những luận điểm trái ngược nhau về tác động của loại thức uống này. Có người nói uống cafe nhiều làm giảm nguy cơ các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Người khác lại cho rằng cafe làm tăng áp huyết, đường huyết thậm chí còn gây vô sinh. Vậy uống cafe nhiều có tốt không?

Vì sao cafe gây nghiện?

Trước khi trả lời cho câu hỏi uống cafe nhiều có tốt không? Chúng ta cần biết cafe là một chất kích thích nên có thể gây nghiện là điều dễ hiểu. Đầu tiên với mỗi 225 ml cafe, bạn sẽ tiêu thụ khoảng 135 mg caffeine. Ở những người chỉ dùng 1 ly cafe mỗi ngày vào những thời điểm nhất định.  Khi đến “cử” đó mà không có cafe, không chỉ là nhớ nhớ mà bạn sẽ dễ cảm thấy uể oải, ngáy dài ngáp vắn. Tuy nhiên, chỉ như vậy vẫn không xem  là nghiện.

Nghiện cafe là hội chứng bệnh lý ở những người có sự lệ thuộc vào cafe để giữ được sự bén nhạy bình thường về tâm lý khiến phải dùng cafe hàng ngày với khuynh hướng gia tăng liều lượng.  Hội chứng này có thể bao gồm hàng loạt những rối loạn như căng thẳng, lo sợ, tim đập nhanh, mệt mỏi, mất ngủ, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết áp, loét dạ dày… Chưa kể đến lượng đường hoặc những hoá chất hương liệu kèm theo cafe, việc dùng thường xuyên với liều cao  chất kích thích này sẽ gây nhiều tác hại. Trong quyển Staying Healthy with Nutrition, Tiến sĩ Elson Haas khuyên những đối tượng này nên tìm cách giảm dần lượng cafe dùng hàng ngày bằng cách uống thêm nhiều nước cốt rau quả và năng vận động.  Những biện pháp này vừa giúp giải độc, tăng tính kiềm trong cơ thể lại có thể giúp người bệnh dễ vượt qua các triệu chứng khó chịu của cơn nghiện.

Thời điểm thích hợp cho cafe sáng là từ 9:30 đến 11:30.

Cafe không phải là sự lựa chọn của cơ thể khi mức độ cortisol (một loại hormone stress) trong cơ thể của bạn đã nhiều. Đó là bởi vì cortisol có liên quan đến sự tỉnh táo, và khoảnh khắc đầu tiên thức dậy là lúc hormone này đạt chỉ số rất cao. Vì vậy, có thể bạn không cần cafe ngay sau đó (mặc dù có vẻ bạn rất muốn vậy). Mức cortisol của hầu hết mọi người đạt đỉnh cao từ 8 đến 9 giờ sáng , sau đó một lần nữa  vào giữa trưa và các thời điểm 1:00, 5:30 , 6:30. Vậy nên thời gian thích hợp nhất đón nhờ lượng “gây nghiện” đầu tiên phải là 9:30 đến 11:30 rồi.

Đầu tiên, cafe sẽ giúp bạn tỉnh táo và bớt mệt mỏi…

Caffeine có cấu tạo tương tự như một hóa chất gọi là adenosine trong não của bạn. Adenosine thường liên kết với các thụ thể nhất định, gây buồn ngủ và làm chậm tế bào thần kinh . Nhưng sau khi bạn uống cafe, cafe liên kết với các thụ thể thay thế. Caffeine không gây buồn ngủ, do đó giúp bạn chống lại cảm giác mệt mỏi và tỉnh táo hơn. Do tác dụng kích thích thần kinh, cafe làm tăng tiết những hormon stress như adrenalin, cortisol  nên có thể tăng cường khả năng “chống trả hoặc bỏ chạy” giúp ta năng động, linh hoạt và thêm công suất cơ bắp để làm giảm tạm thời sự mệt mỏi. Cafe có thể giúp giải toả sự buồn tẻ và cả buồn ngủ của những công việc đơn điệu như lái xe, canh gác, trông trẻ, chăm sóc người ốm.

Nhưng uống cafe nhiều có tốt không? Cafe khi được sử dụng nhiều, những kích hoạt liên tục sẽ gây ra nhiều phản ứng độc hại. Do sự quen thuốc, lượng thức uống mà cơ thể cần sẽ càng cao.  Với liều lớn hoặc dùng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tâm lý có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tăng đáp ứng viêm và ảnh hưởng xấu đến nhiều hoạt động chức năng của các cơ quan.  Như vậy, uống 1 ly cafe lúc sáng sớm để tạo sự hưng phấn trước khi bắt đầu 1 ngày làm việc hoặc uống trước khi vận động là tốt nhưng dùng nhiều hơn hoặc dùng vào buổi chiều là không nên.  Sự mệt mỏi và căng thẳng gây ra do làm việc quả tải, quá giờ cần phải được cần phải được bố trí nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý hơn là cố duy trì bằng những chất kích thích.

Cà phê như một vị thuốc.

Caffeine là hoạt chất chủ yếu trong những ly cafe được uống hàng ngày.  Hạt cafe là nguồn cung cấp chính chất này. Caffeine cũng có trong trà, ca cao, kẹo chocolate, một số nước uống, nước tăng lực và nhiều loại tân dược.  Tuỳ theo loại và cách pha chế, mỗi  ly cafe có từ 100 đến 170mg caffeine, 1 ly trà có khoảng 50mg, 1 thỏi chocalate 200g có từ 20 đến 60mg caffeine, 1 lon coca 250cc  khoảng 35mg caffeine, 1 lon red bull khoảng 80mg. Chẳng lạ khi nhiều tàí xế cho biết những loại “nước uống tăng lực” là bí quyết để chống buồn ngủ khi phải lái xe trên đường dài!

Hệ thần kinh trung ương rất nhạy cảm với cafe. Liều từ 100 đến 200mg gây hưng phấn thần kinh giúp suy nghỉ linh hoạt, kích thích tuần hoàn và hô hấp. Tuy nhiên với liều cao hơn, 4 hay 5 ly cafe trong 1 buổi có thể gây buồn nôn, căng thẳng, hồi hộp, tim đập dồn dập, mất ngủ. Tuỳ theo người, những triệu chứng này có thể kéo dài từ 4 đến 8 giờ sau đó.  Trong dược khoa, caffeine là 1 loại thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn và hô hấp, lợi tiểu nhẹ, có thể dùng để trợ tim hoặc giúp dễ thở. Caffeine cũng thường được phối hợp dùng trong nhiều loại thuốc trị cảm sốt như Excedrin, Midol, Anacin để làm giảm đau, giảm mệt mỏi.

Nhưng đó là trong trường hợp sử dụng cafe ở mức vừa phải…

Uống cafe nhiều có tốt không và chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu bạn uống cafe thường xuyên suốt cả ngày, theo thời gian, bộ não của bạn sẽ thích nghi bằng cách tạo ra các thụ thể adenosine nhiều hơn làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Đây là lý do tại sao bạn cần nhiều hơn và nhiều hơn nữa cafe để đạt được sự tỉnh táo. Khi bạn đã quá lâu không được uống cafe, bạn sẽ nhận được các triệu chứng cai, như đau đầu khủng khiếp. Tìm hiểu việc sử dụng caffeine thậm chí còn được nghiên cứu cho phương pháp chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ

     Có nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng trên 300mg coffeine mỗi ngày giảm phân nửa khả năng thụ thai so với người không dùng cafe.  Đối với các sản phụ, dùng đến 4 hay 5 ly cafe mỗi ngày có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, cơ quan kiểm soát thực phẩm Anh quốc khuyên phụ nữ không nên dùng quá 200mg coffeine mỗi ngày. Ngoài ra, dùng nhiều cafe làm tăng tính acid trong cơ thể, tăng khả năng bị stress, làm giảm sự hấp thu một số chất khoáng như sắt, Ca, K, Mg và làm hao hụt nhiều sinh tố như các sinh tố nhóm B, sinh tố C nên không có lợi cho sản phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn có thể an tâm nếu chỉ dùng 1 hoặc 2 ly cafe mỗi ngày.

Cafe có hàm lượng cao chất chống oxy hoá.

Giống như nhiều loại hạt thô khác, hạt cafe có hàm lượng cao những hợp chất polyphenols là những chất chống oxy hoá. Quá trình rang cafe làm gia tăng tỷ lệ này.  Theo 1 nghiên cứu của trường Đại học Scranton, Pennsylvania, tỷ lệ chất chống oxy hoá trong hạt cafe còn cao hơn so với một số thực vật khác như táo, cà chua, cranberries. Giáo sư Joe Vinson, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cũng cho biết cafe đã rút bớt chất caffeine hay cafe thường đều có lượng chất chống oxy hoá như nhau.  Theo ông, tính trung bình, người Mỹ hiện nay đang hấp thu lượng chất chống oxy hoá từ cafe dùng hàng ngày nhiều hơn so với bất cứ loại thực phẩm nào khác!  Chất chống oxy hoá giúp trung hoà những gốc tự do để ngăn chặn quá trình hư hại tế bào và DNA trong các loại bệnh tim mạch, ung thư và quá trình lão hoá.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nghiên cứu của ông không xác định uống cafe có lợi cho sức khoẻ vì cơ thể không thể hấp thu hết  được lượng chất chống oxy hoá trong cafe chưa kể đến tác dụng kích thích của loại thức uống này. Bù lại, ông khuyên mọi người nên ăn nhiều rau quả và các loại hạt thô để bảo đảm được nhu cầu chất chống oxy hoá cần thiết.

Cafe và bệnh tim mạch, tiểu đường.

Nghiên cứu của trường Đại học Oklahoma đã cho biết uống từ 4 đến 5 ly  cafe mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp ở những người có nguy cơ cao.  Một khảo sát khác trước đó cũng cho biết những người thường dùng trên 1 ly cafe mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim và đột quỵ  so với người không dùng cafe (U.S. Pharmacist 14,6:28).  Nói chung, cafe có thể tạm thời gia  tăng những đáp ứng stress, tăng nhịp tim, tăng áp huyết.  Đối với người khoẻ mạnh, các chỉ số sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với người có nguy cơ cao hoặc đang bị cao huyết áp, việc lập đi lập lại này dễ dẫn dến bệnh tật.Đối với bệnh tiểu đường, từng có một nghiên cứu được phổ biến chính thức trên tờ the Annals of Internal Medicine cho biết uống nhiều cafe có thể làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ ở những đối tượng khoẻ mạnh, không mắc bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch.  Tuy nhiên, ở những người đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2,  một nghiên cứu[v] mới nhất của trường Đại học Duke đã xác định  loại thức uống nầy có tác dụng làm tăng  mức đường huyết sau khi ăn khoảng 8% so với ngày họ không dùng cafe. Trên thực tế, hạt cafe có 1 tỷ lệ nhất định một số chất khoáng như Mg, Ca, K và những hợp chất chống oxy hoá hữu ích. Tuy nhiên, những lợi ích nhỏ và trên cơ sở dài hạn của những vi chất không bù trừ nổi với những cái hại lớn hơn và đôi khi tức thì của caffeine trong cafe. Do đó có thể nói những hợp chất chống oxy hoá trong hạt cafe có tác dụng tốt cho việc phòng ngừa ung thư, tim mạch hoặc tiểu đường nhưng không thể nói uống nhiều cafe giúp phòng ngừa những căn bệnh nầy.

Cafe giúp chữa mất trí nhớ?

Đặc biệt, mới đây một nghiên cứu[vi] của các nhà khoa học trường Đại học Nam Florida đã cho thấy cafe có khả năng  cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh Alkzheimer’s, loại bệnh mất trí nhớ hay xảy ra ở người già.   Nghiên cứu trên những con chuột thí nghiệm được chuyển đổi gen để gây ra bệnh Alkzheimer’s đã cho thấy liều tương đương với 5 cốc cafe mỗi ngày trong thời gian 2 tháng làm giảm đáng kể các triệu chứng của căn bệnh này. Khảo sát cho biết chuột bệnh không chỉ đã đáp ứng tốt hơn với những trắc nghiệm về trí nhớ, sự suy nghĩ mà còn giảm đến 50% những mảng bám beta myloid, loại protein đặc trưng thường xuất hiện và phá huỷ tế bào thần kinh trong não người bệnh.

Trước đó, một nghiên cứu phối hợp của các nhà khoa học trường Đại học Kuopio, Phần Lan, Viện Karolinski ở Stockholm, Thuỵ Điển và Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Phần Lan cũng cho biết những người trung niên thường dùng cafe với lượng “trung  bình” từ 3 đến 5 ly mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh suy giảm trí nhớ ở tuổi già.

Điều dễ nhận thấy trong cả 2 nghiên cứu trên là lượng cafe đủ để tạo ra tác dụng ngăn chặn suy giảm trí nhớ vẫn được xem là quá cao nên không thể chấp nhận được đối với các đối tượng có thần kinh dễ bị kích thích, cao huyết áp, mất ngủ.

Tốt nhất là uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày

Uống 2 ly cà phê mỗi ngày vừa giúp tỉnh táo vừa có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Nhưng quá nhiều caffeine trong cơ thể của bạn sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để có được giấc ngủ, và bạn cũng không thể ngủ sâu cũng như có nhiều thời gian ngủ. Nếu bạn uống một cốc 200 mg cafe lúc 10 giờ sáng, 100 mg vẫn có thể có trong cơ thể của bạn lúc 4 giờ chiều. Nếu bạn uống cafe chiều, 3:00 chẳng hạn, thì như bạn biết đấy, 9 giờ tối bạn vẫn sẽ cảm thấy tỉnh táo như ban ngày vậy.. Và tai hại là vào ngày hôm sau, thiếu ngủ sẽ làm cho bạn mệt mỏi và buồn ngủ thậm chí nhiều hơn nữa.. Tất nhiên, có một giải pháp cho điều đó, chỉ cần tập uống cafe ít hơn và không uống sau 2 giờ chiều nếu bạn bị mất ngủ.

Uống nhiều cafe có thể giết chết bạn?

Ồ có đấy, nhưng là khi bạn uống cùng lúc nhiều hơn 37 ly cafe 225 ml thôi. Hãy nhớ, liều lượng gây tử vong của Caffeine là 5.000 mg, chỉ nhỉnh hơn 37 ly “một chút” thôi.

Thật thú vị khi cùng ngồi với vài người bạn thân bên ly cafe bốc khói vào những buổi sáng sớm.  Hương thơm, vị đắng và sự ấm áp của cafe nóng kích thích những đầu dây thần kinh từ đầu lưỡi đến dạ dày nhanh chóng lan toả cảm giác sảng khoái khắp toàn cơ thể.  Nhấm nháp từng ngụm cafe, lần giở từng trang báo mới vào mỗi buổi sáng cũng là thú vui quen thuộc của nhiều người trung niên.  Đối với một số bạn trẻ, đến một quán cafe quen nhìn từng giọt cafe rơi, lắng nghe tiếng nhạc, thỉnh thoảng liếc nhìn cô hàng cafe xinh xinh vào mỗi cuối tuần cũng là một thú tiêu khiển để thư giãn sau 1 tuần làm việc căng thẳng.

     Có nhiều loại cafe khác nhau, cafe Arabica hay Robusta, cafe Bắc Mỹ hay cafe Việt nam. . . Công thức chế biến từ nhà máy hoặc pha chế ở mỗi quán hoặc mỗi người cũng khác nhau, cafe phin, cafe vợt, cafe espresso, cappucino. . .Đến cách uống cũng khác nhau, cafe nguyên chất hay có thêm đường, sữa; cafe tan liền hay cafe lọc. Đối với nhiều người trên thế giới, uống cafe là 1 cách hưởng thụ trong cuộc sống, mỗi người lại có một cái “gu” cafe khác nhau, nên người ta thường nói là thưởng thức cafe mà không chỉ là uống cafe.

Nói chung, cafe là một thức uống phổ thông, ưa dùng. Do đó, không nhất thiết phải kiêng cử hẳn. Tuy nhiên không nên uống quá 2 ly cafe mỗi ngày. Không nên uống liền trước khi vào phòng thi hoặc đi phỏng vấn. Không nên uống liền sau khi ăn để không ảnh hưởng xấu đến sự tiêu hoá. Không uống sau 2 giờ chiều để tránh làm rối loạn giấc ngủ.  Những người dễ bị căng thẳng, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, người cao huyết áp, đái tháo đường nên chọn dùng loại cafe đã rút bỏ caffeine.